Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Ý của Đen Vâu không phải thế này!?

·

Dec 13, 2021

Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Nghe này! Chúng ta cần phải hạn chế cụm từ “Bỏ phố về rừng!”

Đây không phải lần đầu tiên mọi người thức dậy từ một ngày dài, lướt Facebook, Instagram và bắt gặp một loạt các story hoặc bài viết than thở của những em gái trong độ tuổi từ 18-26 về việc Sài Gòn thật chật chội và ôi thôi chúng ta cần phải bỏ phố về rừng nào, cái thành phố ô trọc buồn tủi này thật quá cô đơn cho những kẻ không chốn dung thân.

Tôi không phải mẫu người chỉ trích sự lãng mạn! Nhưng mọi người đang nhầm tưởng quá nhiều về việc rừng rú tự do ra sao.

Một homestay ở Tây Nguyên mà mình rất ưng do ông chủ rất “rừng rú”
Một homestay ở Tây Nguyên mà mình rất ưng do ông chủ rất “rừng rú”

Mọi chuyện nổi lên từ 6 năm trước - 2015 với sự xuất hiện của bài hát “Đưa nhau đi trốn” từ anh Đen Vẩu. Tác phẩm ấy đề cao sự tự do với ca từ bắt tai và nữ chính trông có vẻ rất hớn hở trước cuộc đi chơi rất lãng mạn dưới góc quay của một chiếc máy chuyên nghiệp được dùng để phóng đại sự thật lên gấp 6 lần.

Và dân chúng trở nên điên đảo!

Mọi người bắt đầu cảm thấy việc phượt phủng rất là quan trọng một cái sự phải có trong một xã hội tiêu dùng đang cố nuốt chửng các bà nội trợ nghèo!

Các trang mạng xã hội bắt đầu gồng cơ đít, thít cơ mông hoạt động hết công suất để hoà mình vào dòng chảy đang rất mạnh mẽ. Họ đi sưu tầm các hình ảnh bụi bặm trên cung đường phượt và chèn vào vài dòng chữ đại loại như “thế giới này quá nhỏ để ta đi”, “cuộc đời là những chuyến đi” hoặc “cứ đi rồi sẽ đến” trong khi cách đây nửa năm còn đang bận bịu chỉ trích lũ đi phượt là đốn mạt và vô công rỗi nghề

Để rồi xã hội của năm 2015 - nhìn đâu cũng thấy phượt thủ! Mũ bảo hiểm ¾ được dịp tăng giá gấp đôi dù rằng chất lượng còn thua cả con mũ 3 sọc ghẻ của mấy anh racing boiz té toạc cả mông ngoài Quận 2 vào mỗi 3h sáng. Bộ Công Thương thì mừng húm, cử các anh đại diện lên mặt báo phát biểu cần phải đáp ứng nhu cầu di chuyển của nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước, từ đó tăng giá xăng lên thêm 700đ/lít dưới sự khoan dung của các con nghiện phượt phò. Quãng đường Sài Gòn - Đà Lạt cũng trở thành cung đường “Bỏ phố về rừng” tiêu chuẩn cho bất kỳ ai muốn trở nên hoang dại và tự do, các em gái giờ đây mơ mộng gấp đôi chỉ tiêu mà tuổi 20 cần có.

Thề với các bạn, nhìn ung thư đếu chịu được!
Thề với các bạn, nhìn ung thư đếu chịu được!

Nhưng nghe này! Đen Vâu và Linh Cáo khuyến khích mọi người lên rừng nhưng không hề đề cập tới việc phải sở hữu êkip 20 người và đống dụng cụ vài trăm triệu! Đen Vâu khuyên rằng nên đưa bạn gái của mình đi trốn, nhưng nếu cô gái của bạn 16 tuổi thì phần nhiều bạn sẽ trốn sau song sắt của Bộ Công An. Đen Vâu bảo rằng muốn ném hết tất cả để mà đi, nhưng Bộ Công Thương sẽ không cho phép bạn nhẵn túi, đái vào bình xăng và chạy tới Đà Lạt. Đen Vâu lại lảm nhảm mình kệ những luật lệ mà mình thường vâng lời nhưng các chiến sĩ giao thông lại phạt bạn 600 nghìn vì thiếu toàn bộ giấy tờ xe.

Thế đấy, tôi còn chưa hề đề cập đến việc Đà Lạt còn chẳng phải là rừng! Người Sài Gòn bây giờ ở đấy còn nhiều hơn cả người Đà Lạt. Bạn chỉ chuyển từ một Sài Gòn 30°C sang Sài Gòn 19°C và gào thét lên đỉnh vì đấy là rừng rồi.

Những người khá giả hơn tí, thực hiện nhiệm vụ “Bỏ phố về rừng” theo cách bài bản hơn. Họ kinh doanh quán cà phê trên Đà Lạt! Họ làm thế bởi vì không thể thực hiện việc nuôi cá hay trồng rau, họ làm thế bởi vì không thể trở thành một giáo viên trên vùng cao như các bài thơ miêu tả, họ làm thế bởi vì không thể làm được điều gì lãng mạn hơn. Họ làm thế vì kinh doanh là thứ duy nhất Sài Gòn dạy cho họ từ các trường Đại Học nổi tiếng móc túi!

Nhưng họ kinh doanh cũng chẳng ra gì. Họ về lại Sài Gòn, chửi Đà Lạt là cái nơi đốn mạt đã mất chất khi chẳng còn con cá hay vườn rau. Họ chửi Đà Lạt đã mất chất khi chẳng còn những trường làng nhỏ bé để họ trở thành giáo viên ôm ấp những đứa trẻ dân tộc. Họ chửi Đà Lạt liên tục khi chẳng còn điều gì lãng mạn như trong bài thơ xưa miêu tả. Họ chửi lại Sài Gòn vì các trường Đại Học móc túi chẳng thể dạy được một bài học kinh doanh ra hồn.

Họ bỏ phố về rừng mong được thanh thản. Nhưng lại chỉ gặp bản thân ở một phiên bản tồi tệ hơn!

Họ kêu gào để rời bỏ nhưng lại chẳng đủ can đảm để vứt bỏ mọi thứ phố thị cho.

Tác giả mặc chiếc áo rừng rú, ngồi chỉ trích sự giả tạo trong một quán cf không hề có cây cỏ.
Tác giả mặc chiếc áo rừng rú, ngồi chỉ trích sự giả tạo trong một quán cf không hề có cây cỏ.

Sau đây là chương trình than thở của người Đà Lạt

Bài viết khác của Phongtran

Nghỉ Giữa Giờ #2

Series14/10/2024

Nghỉ Giữa Giờ #2

Tập 5: Tất cả chúng ta đều ngủ với nhau vào tháng 1

Series01/04/2024

Tập 5: Tất cả chúng ta đều ngủ với nhau vào tháng 1

Toán Học 3 Giờ 44 Phút

Series21/06/2023

Toán Học 3 Giờ 44 Phút

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Giờ mới biết28/12/2022

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Bài viết xem nhiều nhất

Phú Yên

Phú Yên

Vực Song - Vực Hòm

Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Nhật ký Ba Hoa 13/12/2021

Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Ý của Đen Vâu không phải thế này!?

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Giờ mới biết 28/12/2022

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

10 đạo diễn nổi trội nhất Châu Á và các tác phẩm của họ

Tập 3: Đá 4` ở Cố Đô

Series 04/08/2022

Tập 3: Đá 4` ở Cố Đô

Suýt nữa năm trăm thành trăm năm.

Tập 4: Trận đòn qua với những vết máu ai lau?

Series 30/04/2022

Tập 4: Trận đòn qua với những vết máu ai lau?

Em như con thuyền bé chưa vào sóng đã chìm.

Nghỉ giữa giờ

Series 22/11/2022

Nghỉ giữa giờ

Tôi không lý do lý trấu gì cả

Tập Đặc Biệt Không Số.

Series 22/07/2022

Tập Đặc Biệt Không Số.

Viết cho một người chồng - người cha, sắp trở thành người thiên cổ.

Pleiku - Măng Đen (Phần 1)

27/05/2022

Pleiku - Măng Đen (Phần 1)

"Chúng tôi không nghiện cái thứ bột trắng mà Sigmund Freud thường dùng, thứ làm chúng tôi mê mẩn là đất Bazan đỏ au trên những nẻo đường Tây Nguyên."

Đăng ký để đọc được những bài viết mới nhất từ bahoastory

Download more icon variants from https://tabler-icons.io/i/mailbox