How about "cà phê"?

Bạn có biết hàng ngày mình đang uống một loại thức uống đã gần 600 tuổi?

·

Oct 14, 2021

How about "cà phê"?

LỊCH SỬ VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÀ PHÊ ĐẾN VỚI THẾ GIỚI.

“Không một thức uống nào trên thế giới vừa giữ được vị trí trung lập, vừa ảnh hưởng như cà phê”.

Vùng đất cổ xưa Ethiopia không chỉ là cái nôi của nhân loại, ở trong những dãy núi của rừng nhiệt đới gần Kaffa, cây cà phê đã sinh sôi và phát triển một cách mạnh mẽ hàng thiên niên kỷ. Có thể nói Ethiopia chính là nơi sinh ra cà phê.

Chúng ta hoàn toàn không biết chính xác loài người bắt đầu nhai và nuốt (hoặc uống) cà phê là từ bao giờ, nhưng có một câu chuyện khá nổi tiếng được truyền miệng lại từ vùng đất đó như sau: “Vào một buổi trưa, người đàn ông tên là Kaldi đã nhận thấy đàn dê của mình nhảy nhót một cách hứng khởi từ chỗ này sang chỗ khác sau khi ăn lá và hạt của một bụi cây. Kaldi đã tò mò và quyết định cũng ăn thử, tim ông ấy đập nhanh hơn, não ông ấy trở nên quay cuồng và cuối cùng ông ấy nhảy nhót chung với đàn dê của mình”.

Chính xác hơn, chúng ta đã chứng kiến cơn say cà phê đầu tiên trong lịch sử loài người - khởi đầu từ một người chăn dê.

Tuy nhiên đây chỉ là một câu chuyện truyền miệng, Kaldi có lẽ không phải là người nghiện cà phê đầu tiên trên thế giới, đã có bằng chứng cho rằng người Oromo (sinh sống ở Ethiopia) đã nghiền hạt cà phê cùng với mỡ động vật để tạo thành những thanh kẹo cà phê nhai nuốt được, cung cấp năng lượng như một món ăn suốt hàng thiên niên kỷ trước đó.

Người Oromo
Người Oromo

Đến vào giữa thế kỷ 15, thời gian dần rõ ràng hơn, cà phê đã đi khắp biển Đỏ cùng với những nô lệ người Oromo và cập bến vào thành phố cảng Mocha (Yemen ngày nay). Những người Hồi Giáo đã nhận ra công dụng siêu phàm của cà phê có thể giữ họ tỉnh táo trong những đêm dài cầu nguyện (người Hồi cầu nguyện 5 lần/ngày).

Và thế là ngay tại Yemen, cà phê được rang lên và sử dụng như một loại đồ uống, lần đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử thế giới. Họ gọi thức uống này là “Qahwa” - tiếng Arabic nghĩa là “rượu” - cái tên cà phê có lẽ cũng đọc trại từ đây mà ra.

Cũng ngay tại nơi đây, ra đời một loại cà phê rất nổi tiếng chiếm tới 60% lượng cà phê trên toàn thế giới - cà phê Arabica.

Cho đến cuối thế kỷ 15, cà phê đã lan rộng ra khắp thế giới Hồi Giáo và cuối cùng các tiệm cà phê chính thức ra đời, giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội này. Để giải thích rõ hơn, những người Hồi Giáo sùng đạo thì không thể tụ tập và uống rượu. Thế nên các quán cà phê cung cấp cho họ một nơi để ngồi tán gẫu, thoải mái bàn luận về các vấn đề chính trị, kinh tế và tôn giáo. Tuy nhiên, những nhà cai trị (Sultan) cũng không hẳn hài lòng với điều này, bởi vì quá đam mê cà phê và những câu chuyện phiếm, rất nhiều bí mật quốc gia đã bị tiết lộ khi các binh lính, sĩ quan và thầy dòng cứ liên tục say sưa nói liên mồm về các chủ đề nhạy cảm. Cuối cùng vào thế kỷ 16, cà phê đã bị cấm ở 2 vùng đất Mecca (linh thiêng) và Constantinople (thủ đô) để tránh những tổn hại sâu sắc. Mặc kệ điều đó, cà phê vẫn tiếp tục được sử dụng trong bí mật cho tới khi lệnh cấm được dỡ bỏ.

Ở một góc khác của hành tinh.

Châu Âu, vào thời điểm này (thế kỷ 16) chưa xuất hiện cà phê và trà, trong khi việc uống nước lã thì khá nguy hiểm do đã có hệ thống lọc nước hay gì đâu? Thứ thức uống được yêu thích nhất của người phương Tây lúc này đó chính là bia!

Johann Bretschneider vào năm 1551 đã viết rằng: “Dân chúng sống bằng bia nhiều hơn là bằng thức ăn”.

Jan Placotomus (johannes Brettschneider)
Jan Placotomus (johannes Brettschneider)

Trong 1 năm, lượng tiêu thụ bia trung bình của một người dân là 350 lít. Trong khi con số này ở Đức là 400-600 lít!

Cả Châu Âu say xỉn và loạng choạng trước thức uống lúa mạch này cho đến thế kỷ 17, khi người Hà Lan, Venetians và Ý nhập khẩu cà phê vào.

Quán cà phê đầu tiên của London được mở vào năm 1652, cho tới đầu năm 1700, đã có hơn 2000 quán hiện diện.

Những quán cà phê này được gọi là “Đại Học Tiền Lẻ” - “Penny Universities” - bởi vì chỉ với giá tiền của một cốc cà phê, bạn có thể ngồi yên và nghe những con người thông minh nhất cả nước thảo luận về đủ các loại vấn đề.

London Coffee House in 1700s
London Coffee House in 1700s

Vua Charles II đã từng có lệnh cấm cà phê trước khi bị bắt thoái vị vào năm 1675.

Có thể nói quán cà phê đã nuôi dưỡng chủ nghĩa tư bản. Những doanh nghiệp lớn của thế giới như Llyod’s Of London, công ty Đông Ấn và Sàn giao dịch London đều được khởi đầu từ những quán cà phê.

 London Stock Exchange
London Stock Exchange

Nhưng tất nhiên, không phải ai cũng thích thức uống này, vào năm 1674, giới phụ nữ London đã nộp một bản kiến nghị đến nhà vua yêu cầu cấm cà phê bởi vì các ông chồng đã tiêu tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian vào cái thứ chất lỏng đen nghịt, hôi hám và đắng nghét ấy.

Women against Coffee
Women against Coffee

Vào năm 1777, cà phê trở nên phổ biến ở nước Phổ đến mức Frederick Đại Đế ra lệnh rằng: “Dân chúng của ta phải uống bia, vẻ oai vệ của ta được tạo dựng nên từ bia và tổ tiên ta cũng thế”.

Vào năm 1781, đức vua ra lệnh cấm cà phê và thành lập một lực lượng cảnh sát tên là “coffee smellers” để chuyên đi ngửi và lùng bắt những tên cung cấp cà phê trái phép. Nhưng giống như tất cả những nơi khác, lệnh cấm nhanh chóng được xoá bỏ.

Believe It or Not!
Believe It or Not!

Thành phố Vienna (Áo) trở thành tụ điểm cà phê lớn tiếp theo. Họ có một sáng kiến tuyệt vời đó là cho thêm sữa và đường vào cà phê, tạo ra món Kapunizer, sau này là Cappuchino (màu cà phê này trùng với màu áo của thầy dòng Capuchin).

Trang phục của thầy dòng Caphuchin
Trang phục của thầy dòng Caphuchin

Năm 1669, đại sứ Thổ Nhỹ Kỳ giới thiệu cà phê đến với Paris. Mặc dù không thích hương vị của nó, nhưng người Pháp cũng không cưỡng lại được công dụng đặc biệt của loại thức uống này. Cà phê cũng được các bác sĩ sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh tắc đường ruột vào thời điểm đó.

Sự ra đời của tiệm “Cafe Procope” vào năm 1698 đã thu hút nhiều danh tài tụ họp như Diderot, Rousseau, Voltaire và cả Benjamin Franklin. Ngay sau đó, hàng ngàn quán cà phê Paris đã giúp cho Thời Kỳ Khai Sáng trở nên bùng nổ và lan truyền mạnh mẽ.

Cafe Procope và các danh nhân
Cafe Procope và các danh nhân

Vào ngày 12/7/1789, Camille Desmoulins đã diễn thuyết một cách hào hùng, mê say ngay tại bàn cà phê và biến đám đông trở thành những người chống lại triều đình. Hai ngày sau, họ chiếm ngục Bastille và bắn phát súng đầu tiên cho cuộc Cách Mạng Pháp.

Cuộc chiến chiếm ngục Bastille
Cuộc chiến chiếm ngục Bastille

Ở nước Mỹ xa xôi, Washington, Hamilton và Jefferson đã dùng quán cà phê làm cơ quan đầu não cho cuộc Cách Mạng Giải Phóng nước Mỹ.

Washington, Jefferson và Hamilton
Washington, Jefferson và Hamilton

Cà phê trở nên mạnh mẽ đến mức William Ukers đã viết rằng:

Cà phê được giới thiệu đến đâu, nơi ấy sẽ có Cách Mạng. Nó trở thành thức uống mang mầm mống chính trị bởi vì nó khiến con người suy nghĩ, và khi con người bắt đầu suy nghĩ, họ trở nên quá nguy hiểm đối với kẻ độc tài”.

Cuốn sách All About Coffee
Cuốn sách All About Coffee

Mỉa mai thay cho dù cà phê mang đến sự giải phóng ở Châu Âu và nước Mỹ, nó cũng mang lại xiềng xích cho tất cả các nước bị đô hộ vào thời gian sau.

Tuy nhiên, mình xin không đi quá sâu vào chi tiết này. Chúng ta chỉ thảo luận với nhau về lịch sử và ảnh hưởng của nó, không cần phải nhét thêm đau đớn vào làm gì.

Bài viết khác của Phongtran

Tập 5: Tất cả chúng ta đều ngủ với nhau vào tháng 1

Series01/04/2024

Tập 5: Tất cả chúng ta đều ngủ với nhau vào tháng 1

Toán Học 3 Giờ 44 Phút

Series21/06/2023

Toán Học 3 Giờ 44 Phút

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Giờ mới biết28/12/2022

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Nghỉ giữa giờ

Series22/11/2022

Nghỉ giữa giờ

Bài viết xem nhiều nhất

Phú Yên

Phú Yên

Vực Song - Vực Hòm

Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Nhật ký Ba Hoa 13/12/2021

Bỏ phố về rừng? Có cục cứt!

Ý của Đen Vâu không phải thế này!?

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

Giờ mới biết 28/12/2022

Điện ảnh Châu Á qua 10 đạo diễn

10 đạo diễn nổi trội nhất Châu Á và các tác phẩm của họ

Tập 3: Đá 4` ở Cố Đô

Series 04/08/2022

Tập 3: Đá 4` ở Cố Đô

Suýt nữa năm trăm thành trăm năm.

Tập 4: Trận đòn qua với những vết máu ai lau?

Series 30/04/2022

Tập 4: Trận đòn qua với những vết máu ai lau?

Em như con thuyền bé chưa vào sóng đã chìm.

Nghỉ giữa giờ

Series 22/11/2022

Nghỉ giữa giờ

Tôi không lý do lý trấu gì cả

Tập Đặc Biệt Không Số.

Series 22/07/2022

Tập Đặc Biệt Không Số.

Viết cho một người chồng - người cha, sắp trở thành người thiên cổ.

Pleiku - Măng Đen (Phần 1)

27/05/2022

Pleiku - Măng Đen (Phần 1)

"Chúng tôi không nghiện cái thứ bột trắng mà Sigmund Freud thường dùng, thứ làm chúng tôi mê mẩn là đất Bazan đỏ au trên những nẻo đường Tây Nguyên."

Đăng ký để đọc được những bài viết mới nhất từ bahoastory

Download more icon variants from https://tabler-icons.io/i/mailbox